Giỏ hàng

ETS bật mí 10 phương pháp nuôi dạy con cái tốt hơn để giúp làm cha mẹ nhàn tênh

Đăng bởi Kim Oanh ngày bình luận

Nói đến vấn đề nuôi dạy con cái thực sự là một vấn đề nan giải của mọi gia đình. Mọi lời khuyên và sách vở dường như không đúng với tất cả các trường hợp. Nuôi dạy con cái là trách nhiệm lớn trong đời sống hôn nhân. Làm sao để nuôi dạy con ngoan, trở thành người có ích là điều các ông bố, bà mẹ tương lai quan tâm. 

ETS cũng cùng trăn trở đó với phụ huynh và trong quá trình nghiên cứu, biên tập và phát hành sách “Làm cha mẹ” thì ETS đúc kết ra được những gợi ý nuôi day con cái sau đây:

1. Đừng bỏ rơi con

Trẻ con ở bất cứ một lứa tuổi nào sẽ luôn có vấn đề, trẻ sẽ gặp phải trong quá trình lớn lên, ở nhà, ở trường hay ở ngoài đường. Có bé sẽ tự nói ra, có bé sẽ bộc bạch và có bé thì sẽ im lặng. Điều đáng sợ không phải trẻ hay kêu ca mà cái nguy hiểm là con không nói gì? Mẹ sẽ chẳng biết được con đang ổn hay không?

Làm mẹ yêu nghề là được 

Nên là cha mẹ hãy đừng bỏ rơi, đừng để con tự lớn và đừng nói “Mặc kệ nó, tí là hết thôi”. Biết đâu vấn đề nghiêm trọng hơn mẹ tưởng đấy.

Mẹ có thể tham khảo cuốn sách nuôi dạy con cái này “Làm mẹ yêu nghề là được”, làm mẹ thực ra là một nghề vô cùng khó khăn lại còn chẳng có đồng lương nào nhưng tại sao chúng ta vẫn yêu nghề đến thế, mẹ hãy thử đọc nhé!

2. Hãy làm gương

Cha mẹ nói “tục” thì không thể đòi hỏi con ăn nói nhã nhặn, cho dù cha mẹ có nghiêm cấm con “nói tục chửi bậy” nhưng con không nói ở nhà con sẽ nói ngoài đường. Những hình ảnh và ngôn ngữ từ cha mẹ sẽ giống như “mưa dầm thấm lâu”, mỗi ngày nó ghim vào đầu con trẻ. Bạn sẽ há hốc khi nghe con nói “bậy” một cách trơn tru.

Con chúng ta hạnh phúc là được 

Ngoài ra, cha mẹ không cần phải quá giáo điều, chỉ cần hành động, mọi hành động lương thiện, quan tâm, giúp đỡ người khác hoặc chỉ đơn giản đừng vượt đèn đỏ đã làm gương cho con rồi. Con sẽ hình thành nên những đức tính tốt ngay từ khi còn nhỏ mà chẳng cần bạn phải giáo dục quá nhiều.

Điều quan trọng của mỗi một gia đình dù giàu hay nghèo là “Con chúng ta hạnh phúc là được”, Cha mẹ có thể đọc thử xem cuốn sách có giống gia đình nhà mình không.

3. Đừng áp đặt hãy lắng nghe

Phụ huynh 4.0 rất hay học tập các phương pháp dạy con tiên tiến, tham gia các hội thảo của nhiều chuyên gia tâm lý để từ đó áp dụng cho con mình. Có những cách sẽ đúng và có những cách sẽ sai, con đâu phải là “chuột bạch” để cha mẹ thử.

Chính vì thế, phụ huynh 4.0 hãy lắng nghe con mình, xem tính cách, năng lực, sức khoẻ và trí tuệ của con ở đâu để mà áp dụng phương pháp nuôi dạy con phù hợp. Chẳng có một phương pháp nuôi daỵ con nào tuyệt đối, con mình mới là quan trọng nhất.

Con cái tự giác cha mẹ yên tâm 

Cuốn sách “Con cái tự giác cha mẹ yên tâm” là một cẩm nang chứa đủ bí kíp dạy con từ A-Z cho mẹ nhàn tênh, khỏi la mắng, khỏi càu nhàu con sẽ tự biết việc của mình. Bạn sẽ thấy con thay đổi hẳn khi áp dụng những phương pháp nuôi dạy con trong cuốn sách này.

4. Chấp nhận sự khác biệt của con

Tôi từng thấy rất nhiều cha mẹ tự hào rằng con tôi thế này, con tôi thế kia và con người ta thật giỏi. Cha mẹ lại soi con mình sao thấy nó thua kém thế, sao thấy nó chậm hiểu thế và sao con mình chậm đi, chậm đứng, chậm nói thế. Đôi khi, cha mẹ nổi cáu khi con hay khóc nhè, hay ăn vạ và hay la hét đến thế.

Làm cha mẹ thời nay quả là vất vả, vì vừa phải lo toan cuộc sống và vừa phải nuôi dạy con cho tốt. Nhưng cái tốt ở đây giữa chúng ta không giống nhau, cha mẹ nên chấp nhận sự khác biệt, dị biệt và cá tính riêng của con, con hạnh phúc chỉ khi chúng được là chính mình. Nên dù thế nào thì, con mình vẫn là đứa trẻ tuyệt vời nhất.

Con không ngốc, con chỉ thông minh theo cách khác 

Cuốn sách “Con không ngốc con chỉ thông minh theo cách khác vừa đúng sự thật, vừa phũ phàng nhưng cũng rất nhẹ nhàng, mẹ có thể nhâm nhi tách trà và xem xem bé con nhà mình đáng yêu đến cỡ nào.

5. Cùng còn tìm kiểm soát cảm xúc và hành vi

Mỗi đứa trẻ giống như một chiếc cầu vồng cảm xúc, chưa đủ màu sắc trưng cho những cảm xúc cáu giận, vui vẻ, nắng mưa thất thường. Chấp nhận sự khác biệt không có nghĩa là mặc kệ con bộc lộ hết những cảm xúc ấy.

Sách quản trị cảm xúc "Cầu vồng cảm xúc" 

Mà cha mẹ nên giúp con kiểm soát cảm xúc và quản trị hành vi của mình để phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Con có quyền tức giận, có quyền khóc lóc nhưng chỉ khi nào, ở đâu và vì sao? Khó đúng không các mẹ, các mẹ cũng có thể tham khảo bộ sách “CẦU VỒNG CẢM XÚC” giúp con quản trị tình cách bảy màu của mình xem sao?

6. Định hướng con suy nghĩ về tương lai

Con sinh ra chưa biết mình thích cái gì hay mong muốn trở thành ai, rất hiếm đứa trẻ có năng lực đặc biệt như hát, vẽ và thể thao. Đa phần đều do rèn luyện mà ra, chính vì thế cha mẹ có thể định hướng cho con những ước mơ, nhưng dự định cho tương lai.

Chúng ta hoàn toàn có thể bồi đắp cho con những giấc mơ của tương lai, những hình tượng mà con muốn trở thành. Chúng ta nuôi dưỡng cho con ước mơ ấy mỗi ngày bằng sách, bằng tranh và bằng những câu chuyện đời thường. Nghề nào cũng cao quý,  mỗi nghề còn một cái đáng trân quý riêng .

Bộ sách hướng nghiệp trẻ em "Tập sự" 

ETS cũng gợi ý cho cha mẹ bộ sách “Tập sự” đây là bộ sách hướng nghiệp duy nhất trên thị trường được miêu tả hoàn toàn bằng tranh, truyện và nhân vật. Con sẽ được học, được chơi giải đố và qua đó hình thành một cách tự nhiên kiến thức về nghề nghiệp tương lai. Bộ sách Tập sự sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc khơi nguồn giấc mơ cho con.

7. Đặt ra giới hạn cho con

Nếu đứa trẻ cứ lớn lên như cỏ dại thì sau này cuộc sống sẽ vô cùng vất vả, nếu đứa trẻ không được dạy dỗ ngay từ nhỏ lớn lên sẽ hỏng cả một đời. Chính vì thế Cha mẹ đóng vai trò như một người thầy giúp con đi đúng hướng và biết điểm dừng.

Cha mẹ hãy đặt ra giới hạn cho con, giống như một con cá có thể được bơi tự do, nhưng phải bơi trong cái hồ này, nếu con vượt ra ngoài kia con sẽ gặp phải những nguy hiểm gì….Cách cha mẹ đặt giới hạn cho con giống như đặt cho con một quy chuẩn đạo đức, một thang đo nhân cách để cung cấp cho con chiếc la bàn đi đúng hướng.

Nghệ thuật quản lý thời gian cho cha mẹ

Đến lúc cha mẹ cũng nên dành thời gian cho mình với cuốn sách "Nghệ thuật quản lý thời gian của phụ huynh". Bí kíp sống và cân bằng của cha mẹ hiện đại, có như vậy cha mẹ mới có hơi sức mà lo cho con mình chứ! 

8. Chắp cánh cho con

Nhiều cha mẹ quá coi nhẹ sở thích, sở trưởng, sở đoản của con, một phần vì điều kiện kinh tế,  một phần là vì thấy chưa phải lúc. Nhưng thực ra, khi con mong muốn làm điều gì tức là lúc con đã biết đòi hỏi thứ tốt cho mình. Cha mẹ nhạy cảm sẽ nhận ra thứ con mình đam mê và từ đó chắp cánh cho con

Ban đầu chỉ là sở thích, sau thành sở đoản và rèn rũa nhiều thì hoá đam mê. Thế hệ 8x chúng ta là những đứa trẻ không có đam mê, tôi lớn lên và cứ thế dòng đời xô đẩy, đẩy tới đâu làm nghề gì thì hay tới đó. Phải nói cái thời chúng ta rất hiếm ai được bố mẹ thúc đẩy ngay từ khi mới bắt đầu.

Vậy nên, ngay từ bây giờ khi con mong muốn được học vẽ, được học hát, được học đàn hay chỉ đơn giản là con muốn được đạp xe, cha mẹ hãy ủng hộ và khích lệ con đạt được những thành tích và từ đó con sẽ hình thành nên những giấc mơ của riêng mình.

Cha mẹ khôn khéo không thiếu mưu mẹo 

Cuốn sách mà ETS nghĩ sẽ phù hợp với cha mẹ lúc này có lẽ là cuốn “Cha mẹ khôn khéo không thiếu mưu mẹo” một cuốn sách giúp cha mẹ tung hứng với con rất hiệu quả, giúp hành trình nuôi dạy con cái trở nên thú vị hơn.

9. Nghiêm cấm việc dùng con viết tiếp giấc mơ của cha mẹ

Chị bạn tôi, cho con đi học đàn piano, chị liên tục khoe thành tích của con mỗi lần chúng tôi cafe với nhau. Nói thật, là mọi người đều khen con giỏi nên chị ấy vô cùng tự hào, thầy cô giáo dạy đàn cũng không ngớt lời khen con. Trên trang cá nhân của chị toàn là hình ảnh con đàn và hát, thậm chí còn lập cho con kênh youtube, tiktok riêng như là một việc xây dựng hình ảnh sớm cho con. Tôi cũng thầm hâm mộ và ghen tị với chị thế nhưng đến một ngày chị bộc bạch về tính ương bướng tuổi dạy thì của con, con bắt đầu phản kháng không muốn đi học đàn, con trút giận vào từng phím đàn.

Thì ra ngày xưa, chị ước mơ làm nghệ sĩ Piano nhưng do điều kiện gia đình chị không theo được. Tôi thở dài, thế mà chị đã “hành hạ” con bé suốt một quãng đời tuổi thơ bên cây đàn mà nó không hề yêu thích.

Phụ huynh khôn ngoan giả vờ ngốc ngếch 

Bạn biết không? Cuộc đời chúng ta phẫn uất với những mong muốn dang dở trong quá khứ rồi. Vậy thì hãy để con được “Ngây thơ và dại khờ” trọn vẹn với cuộc đời của mình cha mẹ nhé.

Cuốn sách mà ETS muốn giới thiệu cho cha mẹ chính là “Phụ huynh khôn ngoan, giả vờ ngốc nghếch”. Cuốn sách cũng sẽ giúp phụ huynh yêu bản thân nhiều hơn và thông cảm cho con nhiều hơn.

10. Sau cùng, cha mẹ hãy là nơi trú ngụ an toàn cho con

Bạn có tin rằng, một đứa trẻ mầm non cũng gặp nhiều áp lực không, có đấy vì chúng bắt đầu làm quen với cuộc đời này. Có quá nhiều thứ phải học, có quá nhiều thư phải theo và có quá nhiều thứ bị dồn ép vì chúng đâu được quyền quyết định gì đâu.

Những áp lực đôi khi nhỏ thôi nhưng cũng có thể gây ra tổn thương với một đứa trẻ. Chính vì bạn không thể theo sát con 24/24 nên bạn bỏ mặc con đối mặt với cuộc đời này và đó cũng là điều nên làm để con học sách sống.

Tuy nhiên, hãy bằng cách này hay cách khác cho con hiểu rằng “Yên tâm, Bố mẹ ở đây, đẳng sau con, hãy cứ dũng cảm bước thật mạnh mẽ vào, đừng sợ”. Có thể cái tư duy này sẽ gây ra nhiều tranh cãi, thế nhưng ai cũng vậy dù cho cuộc sống có nghiệt ngã thế nào, cho dù có bị bắt nạt ra sao thì vẫn còn có cha mẹ luôn giang tay đón chờ và vỗ về những tổn thương của con.

Dạy con tự bảo vệ mình 

ETS hi vọng cuốn sách “Dạy con bảo vệ mình” sẽ giúp cha mẹ nhìn thấu tâm lý của con và gợi mở cho những cách giải quyết vấn đề khi không có mình ở biết. Hãy giúp con giải quyết vấn đề và đối diện với cuộc sống.

 


Cũ hơn Mới hơn

messenger